Sunday, January 13, 2013

Vấn đề về cách pha sữa cho bé


Để sữa bột phát huy tác dụng giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ thì cách pha sữa là một yếu tố vô cùng quan trọng

Trước khi pha sữa cho trẻ uống, bạn nên tiệt trùng các vật dụng cần thiết như: bình sữa, vú giả, nắp đậy bình sữa... bằng cách: rửa sạch tất cả các dụng cụ trên bằng nước rửa bình chuyên dụng. Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy và đun sôi trong 5 phút, rồi vớt ra.
1.Nước để pha sữa

Pha sữa bằng nước khoáng

Khi dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống sẽ có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm.
Nếu uống sữa pha với nước khoáng, trẻ không hấp thu được hết những chất dinh dưỡng có trong sữa. Ví dụ trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất, thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

Pha sữa bằng nước rau luộc

Nước luộc các loại rau như củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường… thường có chứa hàm lượng nitrate cao, sau khi ăn sẽ đi vào máu kết hợp với hemoglobin của hồng cầu tạo ra methemoglobin khiến hồng cầu mất khả năng vận chuyển ôxy và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hơn nữa, các loại rau thường được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi nấu thường hòa tan trong nước luộc rau. Dùng nước luộc rau đó pha sữa sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ.

Pha sữa bằng nước hoa quả

Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số axit hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) sẽ làm cho trẻ khó tiêu và đầy bụng.

Ngoài ra, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả. Một điều cần lưu ý nữa là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống các loại nước trái cây.

Pha sữa an toàn

Chỉ cần được đun sôi nước sạch đến 100 độ C trong vòng 3 - 5 phút thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 - 50 độ C./.

2. Cách pha sữa bột


- Sữa bột thường được đóng thành hộp, kèm theo muỗng đong và nắp nhựa để đóng mở dễ dàng. Bạn chỉ cần pha sữa theo công thức in sẵn trên bao bì:
- Rót một lượng nước sôi cần dùng vào bình hoặc ly theo quy định trên vỏ -hộp, sau đó để cho nước trong bình nguội bớt (40-50 độ C).
- Mở hộp sữa và dùng muỗng múc sữa bột, dùng sống dao đã tiệt trùng để gạt sữa cho bằng với mép muỗng. Không nên đong quá đầy, không nên nén sữa chặt trong muỗng.
- Cho lượng sữa đã đong vào bình, quấy đều hoặc lắc bình cho sữa tan hết, không để vón cục.
- Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú bằng cách đổ 1 lượng sữa nhỏ lên cổ tay hoặc mu bàn tay, cảm giác thấy sữa ấm là cho bé bú được.


3. Cách cho trẻ bú bình


Trong khoảng 10 ngày đầu sau khi sinh, hãy kích thích phản xạ mút của bé bằng cách: vuốt vào bên má bé gần bạn nhất và em bé sẽ xoay lại và há miệng ra. Nếu bé không làm được như vậy, bạn hãy để một vài giọt sữa ứa ra trên núm vú, rồi cho chạm vào môi bé để bé nếm vị sữa.

Khi bé bú, bạn hãy cầm chặt bình sữa để bé có thể kéo ra, kéo vào bình trong khi bú mà không sợ bình bị rơi. Bạn cũng cần làm nghiêng bình sữa để núm vú cao su luôn đầy sữa. Nếu núm vú cao su xẹp xuống, bạn hãy quay quay bình sữa trong miệng bé, để cho không khí lọt vào lại trong bình.

Khi bé bú hết sữa, bạn hãy kéo bình ra khỏi miệng bé một cách dứt khoát. Nếu bé vẫn muốn bú, hãy đưa ngón út của bạn vào miệng bé, nếu bé vẫn mút mạnh thì có thể bé chưa bú đủ và muốn bú thêm.

Sau một thời gian bú dài, nếu em bé không chịu nhả bình sữa, bạn hãy luồn ngón út của bạn vào giữa 2 nướu răng, dọc theo núm vú và từ từ kéo bình sữa ra.

Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú, có thể là bé có hơi trong bụng, khiến cho bé cảm thấy đầy bụng. Bạn hãy cho bé ngồi dậy, ợ hơi trong 1-2 phút, sau đó hãy cho bé bú thêm.

Những biểu hiện khi trẻ được nuôi dưỡng tốt bằng sữa ngoài

Nếu bé tăng cân đều đặn, với lượng trung bình: 25 - 30g/ngày trong 3 tháng đầu tiên, 20 - 25g/ngày trong 3 tháng tiếp theo, 15g/ngày giữa tháng thứ 6 và 1 tuổi.

Nếu đại tiện của bé bình thường, khoảng 1-2 lần/ngày. Lượng phân khá chặt, vón cục và vàng ánh.

Bé có làn da tốt và nét mặt rạng rỡ. Bé không hay khóc hoặc la hét, ngủ ngon.

No comments:

Post a Comment