Wednesday, December 4, 2013

Ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

11/11/2013 4:34:01 PM
Thời tiết chuyển mùa, do sức đề kháng kém, sống trong môi trường ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh nên thường hay bị bệnh nhất là các bệnh như tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng dễ chuyển sang tiêu chảy kéo dài mà hậu quả có thể dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, thậm trí tử vong. Tiêu chảy kéo dài (TCKD) bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài trên 14 ngày.
Nguyên nhân: Các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở trẻ cũng thường gặp trong TCKD như: E.Coli, Shigella (Lỵ), Samonella (thưong  hàn)…

Trẻ dưới 1 tuổi, suy dinh dưỡng nhất là suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) dễ mắc TCKD, có nguy cơ tử vong cao. Những trẻ thường xuyên mắc tiêu chảy cấp, không dung nạp đường Lactose, dị ứng protein sữa động vật, sử dụng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn, ăn uống kiêng khem khi bị tiêu chảy chảy cấp… là những yếu tố nguy cơ gây nên TCKD
Khi trẻ bị TCKD thường ỉa phân lúc đặc, lúc lỏng, lổn nhổn, mùi chua, màu vàng hoặc màu xanh. Nếu phân nhày có máu mót rặn là trẻ bị lỵ. Số lần tiêu chảy lúc giảm lúc tăng, tùy thuộc vào mức độ có thể biểu hiện mất nước nhẹ, vừa và nặng. Trẻ thường biếng ăn, sụt cân, chậm phát triển thể lực, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như; Viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu. Ở những trẻ này thường thiếu các vi chất dinh dưỡng nhất là vitamin A, D, acid folic, các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, đồng, magiê.
Xử trí: Với trẻ bị TCKD, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị. Nên sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu, giá trị dinh dưỡng cao, trong chế độ ăn cần có đủ protein năng lượng để phòng suy dinh dưỡng. Cần chú ý đến tình trạng kém dung nạp đường lactose và dị ứng protein sữa bò.
Các loại thức ăn thường dùng trong TCKD:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bú sữa mẹ vì sữa mẹ là thức ăn được dung nạp tốt ngay cả khi bị tiêu chảy, vì thế nếu đang bú sữa mẹ vẫn tiếp tục cho bú. Trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc không được bú sữa mẹ thì nên cho bé ăn sữa công thức dành cho trẻ tiêu chảy không có đường lactose hoặc hàm lượng thấp gần giống sữa mẹ (Lactose free), các loại sữa công thức đạm thủy phân cũng thường được dùng cho trẻ TCKD
Trẻ trên 6 tháng ngoài sữa mẹ, sữa công thức đặc trị cho trẻ tiêu chảy, nên cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua là sữa đã được lên men bằng vi khuẩn, trong quá trình lên men vi khuẩn đã biến đổi Lactose thành acid lactic nên hấp thu tốt. Sữa chua còn có tác dụng tái lập thăng bằng vi khuẩn, rút ngắn thời gian tiêu chảy.
Sữa đậu nành: trong trường hợp trẻ kém dung nạp đường lactose hoặc dị ứng protein sữa bò thì có thể dùng sữa đậu nành thay thế. Hiện nay các loại sữa công thức đặc trị dùng cho trẻ tiêu chảy thường được làm từ sữa đậu nành có tăng cường bổ sung Kẽm, vitamin A, D và một số vitamin, chất khoáng để bù đắp sự thiếu hụt vitamin, kẽm của trẻ như dòng sản phẩm sữa tiêu chảy Celia A-D.
Thịt gà, trong các thức ăn động vật thì nên sử dụng thịt gà, vì thịt gà dễ tiêu hóa, mùi thơm, ngon và mềm hơn các loại thịt khác. Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein khoange 20- 22% (thịt lợn nạc 19%) và có đủ acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Hàm lượng chất khoáng và vitamin trong thịt gà khá cao nhất là sắt, kẽm, vitamin A, B2, B12, PP và acid folic. Thịt gà băm nhỏ phối hợp với ngũ cốc, dầu thực vật  để nấu bột, cháo trẻ ăn sẽ có tác dụng hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, rút ngắn thời gian tiêu chảy.
Khi trẻ bị TCKD nên cho bú, ăn nhiều bữa hơn bình thường. Ngoài các bữa chính (bột, cháo) nên cho bé ăn thêm hoa quả (hồng xiêm, chuối..) để cung cấp thêm vitamin đồng thời tăng lượng Kali. Tránh không nên cho ăn các thức ăn nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa. Không cho trẻ uống các nước giải khát công nghiệp, nước có ga, ăn nhiều đồ ăn có nhiều đường (bánh, kẹo..) sẽ làm tiêu chảy nặng hơn. Khi trẻ khỏi tiêu chảy thì chuyển sang chế độ ăn bình thưừong theo lứa tuổi và cho ăn thêm mỗi ngày một bữa kéo dài 1 tháng.
Sử dụng thuốc trong tiêu chảy: Chỉ sử dụng kháng sinh khi trẻ bị tiêu chảy do kiết lỵ, nhiễm khuẩn phối hợp, không dùng thuốc cầm ỉa. Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm men vi sinh nhất là ở những trẻ sử dụng kháng sinh. Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, acid folic, sắt, kẽm để cơ thể nhanh chóng phục hồi tổn thương niêm mạc, rút ngắn thời gian tiêu chảy.
Khi trẻ bị TCKD có biểu hiện mất nước thì cho trẻ uống dung dịch Oresol (pha và uống theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm). Nếu tiêu chảy vấn tiếp tục có nguy cơ mất nước thì cần đưa trẻ đi bệnh viện.
Phòng bệnh: Trẻ cần được sống trong môi trường sạch sẽ, chú ý vệ sinh các nhân, vệ sinh ăn uống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều trị kịp thời và đúng khi trẻ bị tiêu cháy cấp. Sử dụng kháng sinh hợp lý. Trẻ có chế độ nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc tốt phòng suy dinh dưỡng. Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

                                                                                  Bác sĩ Celia

No comments:

Post a Comment