Thursday, December 26, 2013

Bà bầu tăng bao nhiêu cân là đủ khi có thai

Bà bầu tăng bao nhiêu cân là đủ khi có thai


Với quan niệm khi mang thai người mẹ tăng cân càng nhiều càng tốt vì tăng cân nhiều sẽ sinh con to khỏe. Điều này chưa hẳn là đúng. Việc ăn uống hợp lý và tăng “vừa đủ” là điều chị em phụ nữ khi mang thai cần quan tâm.

Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Trẻ phát triển nhanh trong tử cung, ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.
bà bầu tăng cân bao nhiêu là đủ khi có thai
Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khoẻ và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên nếu tăng cân quá mức cũng có nhiều nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thời gian mang thai người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ?

 Sự tăng cân trong thai kỳ được phân bố:

-    Cân nặng trẻ: 3.200g - 3.600g
-    Nhau thai: 500g - 900g
-    Dịch ối: 900g
-    Sự phì đại tuyến vú: 500g
-    Tử cung: 900g
-    Thể tích máu được gia tăng: 1.400g
-    Mỡ cơ thể: 2.300g
-    Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g - 3.200g

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế (WHO), khi có thai cần tăng trung bình 9 - 12kg là đủ, tuy nhiên còn phụ thuốc vào tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi có thai, mà sự tăng cân là khác nhau. Người mảnh khảnh cần tăng 12k - 18kg, người cân nặng trung bình cần tăng 11,5 - 16kg. Người dư thừa cân chỉ cần tăng 7 - 8kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16 - 20,5kg
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 - 1,8kg.

Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 - 0,5kg/tuần. Nếu tăng quá mức các bà mẹ nên khám thai, siêu âm và xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ.
Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Nhưng ở thời kỳ thai 6 tháng cuối năng lượng cần tăng thêm 350 Kcalo/ ngày. Chế độ ăn không chỉ đủ năng lượng mà cần phải đủ các chất dinh dưỡng, có nghĩa là ngoài ăn thêm cơm (bún, phở, bánh…) cần bổ sung thêm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa ..) chất béo nhất là các chất béo không no cần thiết omega3 (bao gồm các tiền tố DHA và ARA) có nhiều trong các dầu  thực vật, hạt có dầu (vừng, lạc..), cá và hải sản. Việc cung cấp đủ DHA rất cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo chức năng nhìn của mắt và hệ thần kinh trung ương của trẻ. Thời kỳ trong bụng mẹ cũng như những tháng đầu sau sinh. Nhu cầu về vitamin, chất khoáng thời kỳ mang thai cao hơn vì thế chế độ ăn cần có thêm rau xanh, hoa quả chín vừa là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, đồng thời có thêm chất xơ tránh táo bón. Hiện nay, theo nghiên cứu bữa ăn của phụ nữ mang thai còn chưa đáp ứng được nhu cầu vì thế nên bổ sung viên multivitamin và khoáng chất dành cho phụ nữa mang thai. Theo chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng thì tất cả phụ nữ có thai cần uống bổ sung viên sắt acid folic để phòng thiếu máu với loại viên có hàm lượng 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic từ khi có thai đến 1 tháng sau khi sinh.

Khi có thai những điều nên tránh:
-    Tránh căng thẳng thần kinh.
-    Nên kiêng rượu, bia hoàn toàn.
-    Không nên hút thuốc lá vì dễ sinh con tiểu đường.
-    Không nên dùng quá nhiều cafein
Chăm sóc thai ngén, ăn uống hợp lý là những điều cần thiết khi mang thai để sinh ra những trẻ em khỏe mạnh, thông minh.

                                                                                       Bác Sĩ Celia

  
Các bài viết khác
« Đầu  Trước 1 2 3 4Tiếp Cuối »

No comments:

Post a Comment