Tuesday, May 14, 2013

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt?

Home Dành cho mẹ Chăm sóc cho bé Tại sao trẻ nhỏ dễ bị thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt?

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt?

User Rating: / 0
PoorBest 
thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt ở trẻThiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là tình trạng thường hay gặp ở trẻ nhỏ, thiếu máu dinh dưỡng làm cho trẻ chậm phát triển, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, ở trẻ lớn thiếu máu làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và sức khoẻ của trẻ.

Sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất. Sữa mẹ tuy có ít sắt nhưng được cơ thể hấp thu hoàn toàn, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, ở những bà mẹ khi có thai bị thiếu máu do chế độ ăn uống không đủ chất, hoặc không không uống viên sắt bổ sung phòng thiếu máu làm lượng sắt dự trong cơ thể trẻ giảm cũng gây nên thiếu máu. Hiện nay, theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng (năm 2000) có tới 1/4 phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng.

Nấu bột với phomai như thế nào

Home Hỏi đáp Nấu bột với phomai như thế nào

Nấu bột với phomai như thế nào

User Rating: / 0
PoorBest 
Câu hỏi: Thưa bác sỹ. Em nghe nói, bữa ăn của trẻ phải cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm như chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin. Phomai là là thực phẩm tốt cho sức khoẻ của trẻ, có thể dùng để nấu bột, nhưng không biết nó thuộc nhóm nào? Và nấu bột với phomai như thế nào? Con em hiên nay 8 tháng tuổi, mỗi ngày em cho cháu ăn 3 bữa bột.
(Hồng Chi - Hà Nội)

Trả lời: Phomai là chế phẩm của sữa, như vậy nằm trong nhóm chất đạm. Nhưng xét về thành phần dinh dưỡng thì hàm lượng chất béo trong phomai cũng rất cao. Theo bảng thành phần thức ăn Việt nam, 100g phomai cung cấp 380 kcalo,  25,5g protid (chất đạm), 30,9g Lipid (chất béo), 760mg canxi, 275mcg vitamin A, 0,5 mg sắt và vitamin nhóm B, C. Khi trẻ đã ăn bổ sung, có thể cho ăn phomai như 1 bữa ăn phụ (mỗi lần 10- 20g), hoặc nấu bột, cháo.

Cách nấu bột (hoặc cháo) với phomai như nấu bột với thịt, cá, trứng, có nghĩa là trong bát bột (cháo) vẫn có đủ 4 nhóm thực phẩm, nhưng thay nhóm chất đạm (thịt hoặc trứng hay cá…) bằng phomai, chỉ có điều khác là phải nấu bột ( cháo) chín trước khi cho ra đĩa mới cho phomai vào. Với 1 bát bột (cháo) 200ml cho 10g phomai.

Bé 8 tháng tuổi, ngoài bú mẹ, nếu mẹ đi làm không được bú sữa mẹ cho uống sữa công thức 2 (600- 700ml) và ăn thêm 3 bữa bột đặc,  2 – 3 bữa ăn phụ là quả chín hoặc sữa chua hay phomai.

Bác sỹ celia

Monday, May 13, 2013

Viêm loét miệng ở trẻ em

Home Dành cho mẹ Chăm sóc cho bé Viêm loét miệng ở trẻ em

Viêm loét miệng ở trẻ em

User Rating: / 0
PoorBest 
Viêm loét miệng ở trẻ em
Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là một bệnh thường hay gặp ở trẻ em, khi trẻ bị viêm làm miệng bị đau, khiến trẻ ăn uống khó khăn, bỏ ăn và có nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trẻ bị viêm loét miệng, vết loét thường nhỏ, đường kính 1 - 3 mm, xuất hiện đơn độc hay thành từng đám ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi, hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng xám hay vàng, với quầng đỏ xung quanh. Vết loét làm trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú.

Sunday, May 12, 2013

Đề phòng sốt siêu vi ở trẻ em trong mùa hè

Home Dành cho mẹ Chăm sóc cho bé Đề phòng sốt siêu vi ở trẻ em trong mùa hè.

Đề phòng sốt siêu vi ở trẻ em trong mùa hè.

User Rating: / 1
PoorBest 
đề phòng sốt vi sinh cho trẻ trong mùa hè



Mùa hè nhiệt độ nắng nóng, trẻ nhỏ do sức đề kháng kém nên thường dễ bị mắc bệnh trong đó thường gặp là trẻ bị sốt, nguyên nhân thường là do nhiễm siêu vi, các bậc phụ huynh cần phòng bệnh cho trẻ.

Friday, May 10, 2013

Bé đi ngoài ra máu mũi có phải bị dị ứng sữa?

Home Hỏi đáp Bé đi ngoài ra máu mũi có phải bị dị ứng sữa?

Bé đi ngoài ra máu mũi có phải bị dị ứng sữa?

User Rating: / 0
PoorBest 
Câu hỏi : Thưa bác sỹ! Con gái tôi đã 9 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa mọc răng, hơn 1 tháng nay bé không nên cân do bé lười ăn, bé đi ngoài phân có đàm và máu, hiện giờ bé đang bị ho (cở có đờm và chảy mũi). Tôi cho cháu đến bác sỹ dinh dưỡng khám thì bác sỹ chẩn đoán bé bị dị ứng sữa nên cho bé ăn hộp sữa khác có chiết xuất từ đậu nành, tránh ăn sản phẩm từ sữa. Thế nhưng bé vẫn đi ngoài có đàm, máu và phân tanh. Bé không sốt vẫn chơi đùa hoạt bát bình thường. Sau đó bác sỹ cho thuốc khác trị nhiễm trùng đường ruột, ngay lần đầu uống thì bé đã đi tiêu hết đàm, máu, phân hết tanh. Như vậy bé có phải bị dị ứng sữa không? Và tại sao bé chậm tăng cân so với các cháu cùng lứa, mặc dù tôi cho bé ăn đủ 4 nhóm chất. Tôi rất lo bé bị suy dinh dưỡng nên đã đưa đến khám dinh dưỡng và được bác sỹ cho thêm các vitamin và thuốc uống kèm, nhưng hiện nay do bé đang ho và sổ mũi nên tôi ngưng cho uống các loại thuốc này. Liệu khi ngưng uống thuốc bổ này bé có biếng ăn trở lại không?

(Nguyễn Thị Lam Thuỳ lamthuy1703@yahoo.com)

Thursday, May 9, 2013

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

4/3/2013 10:33:25 AM
   Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin ( Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu dinh dưỡng thường xảy ra ở  trẻ em, học sinh và phụ nữ có thai.

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi hàm lượng Hemoglobin ( Hb) dưới ngưỡng sau thì được coi là thiếu máu:

Nhóm tuổi                                     Ngưỡng Hemoglobin ( g/l)
Trẻ em 6 tháng  - 6 tuổi                     < 110
Trẻ em 6 tuổi -  14 tuổi                      < 120
Nữ trưởng thành                                < 120
Nữ có thai                                            < 110

    Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em là do chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng và nhiễm trùng. Những trẻ có nguy cơ dễ bị thiếu máu là những trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ mang thai, trẻ đẻ non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ nuôi nhân tạo, ăn bổ sung sớm và những trẻ nhiễm trùng dạ dày, ruột, tiêu chảy, nhiễm giun.

Sinh thường hay sinh mổ?

Sinh thường hay sinh mổ?

User Rating: / 0
PoorBest 

Trong cuộc Hội thảo có chủ đề “Vai trò của dinh dưỡng trong điều hoà bảo vệ miễn dịch ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sinh mổ” do Hội Nhi khoa Việt nam tổ chức. Các nhà khoa học đã đưa ra thông tin: trẻ sinh mổ có xu hướng dễ bị nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh khác hơn là trẻ sinh thường. Theo giáo sư Bengt Bjorksten của Trường đại học Karolinska, Thuỵ Điển thì phương pháp sinh là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Khi được sinh bình thường, trong quá trình chuyển dạ, trẻ được tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn trong môi trường âm đạo của người mẹ. Trẻ sinh mổ được sinh ra trong môi trường hòan toàn vô khuẩn và thường có kèm theo sử dụng kháng sinh do đó sự phát triển vi sinh đường ruột bị chậm lại. Điều này giả thích vì sao trẻ sinh mổ thường dễ bị mắc một số bệnh lý, kể cả các bệnh dị ứng trong giai đoạn sau này. Hội  thảo cũng đề cập về vai trò của Probiotics nói chung và đặc biệt với điều hoà bảo vệ miễn dịch. Probiotics là những vi khuẩn sống có lợi đối với sức khoẻ và ngày nay Probiotis được sử dụng ngày một nhiều với mục đích tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa bệnh và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Nhiều phân tích đã nêu ra trong điều trị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn bằng Probiotics là an toàn và hiệu quả tương tự như điều trị bằng thuốc men khác.

Sinh thường hay sinh mổ

Tuesday, May 7, 2013

Hỏi và đáp: Trẻ đi ngoài nhiều lần mãi không khỏi

Hỏi và đáp

Trẻ đi ngoài nhiều lần mãi không khỏi

- Bé nhà tôi đi ngoài cũng khá lâu rồi, cho đi khám thì bác sĩ bảo cháu kém hấp thu. Bác sĩ kê cho thuốc uống nhưng tôi thấy bé không đỡ. Cho tôi hỏi bé đi ngoài như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? (Tuyen)
- Trả lời: Bạn không nói rõ bé đi ngoài như thế nào, phân có nhiều nước không, có nhầy mũi, máu không, đi bao nhiêu lần/ngày…. Bé vẫn đi tiểu bình thường hay đái ít, vẫn lên cân đều hay không lên cân.

Nếu bé bị đi ngoài phân nhiều, ngày nhiều lần, đái ít thì dễ bị mất nước và điện giải, bạn cần cho bé uống nước oresol để bù nước. Còn với bé đi ngoài phân nhầy mũi cần xét nghiệm phân để xác định vi khuẩn gây bệnh, và phải điều trị kháng sinh mới khỏi được. Trường hợp phân sống do rối loạn tiêu hóa kéo dài thì cần xem bé có bị bất dung nạp đường lactoza không? Trường hợp này phải dùng sữa không có đường lactose.


Sunday, May 5, 2013

Bạn đang khuyến khích hay nuông chiều con?

Một số cha mẹ thường có thói quen thưởng cho bé (kẹo bánh, đồ chơi, tiền bạc, những trò giải trí) một cách rất “hào phóng” mà không biết rằng hành vi này đã vượt ngưỡng cho phép – rất dễ làm hư bé.
Nuông chiều hay khuyến khích?

- Nếu bạn có thói quen cho bé kẹo bánh, đồ chơi kèm theo lời ngọt ngào để mong bé chấm dứt một hành vi xấu như “Con uống hết sữa đi rồi mẹ mua bánh cho con ăn” thì đó là nuông chiều.

- Nếu bạn tặng thưởng cho bé sau khi bé hoàn thành công việc cụ thể và khuyến khích bé cố gắng thực hiện nhiều hành vi tốt nữa thì đó là khen thưởng đúng cách.



Wednesday, May 1, 2013

Những thói quen xấu cha mẹ vô tình dạy con

Các mẹ có thể không thừa nhận, nhưng nếu bé bị nhiễm những thói quen xấu thì nguyên nhân chính là do những người ở gần bé hàng ngày tạo ra.

Vì vậy, việc điều chỉnh cho con cũng chỉ có thể là những người gần bé mới có thể làm được. Mà cách tốt nhất là cha mẹ nên biết để phòng tránh đừng cho bé nhà mình nhiễm phải thói quen xấu đó.

1. Chuyện ăn: