Monday, May 13, 2013

Viêm loét miệng ở trẻ em

Home Dành cho mẹ Chăm sóc cho bé Viêm loét miệng ở trẻ em

Viêm loét miệng ở trẻ em

User Rating: / 0
PoorBest 
Viêm loét miệng ở trẻ em
Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là một bệnh thường hay gặp ở trẻ em, khi trẻ bị viêm làm miệng bị đau, khiến trẻ ăn uống khó khăn, bỏ ăn và có nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trẻ bị viêm loét miệng, vết loét thường nhỏ, đường kính 1 - 3 mm, xuất hiện đơn độc hay thành từng đám ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi, hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng xám hay vàng, với quầng đỏ xung quanh. Vết loét làm trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú.

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Các yếu tố dẫn đến viêm loét miệng thường là:
- Chấn thương do tự cắn vào niêm mạc má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, chải răng quá mạnh.
- Thức ăn quá nóng, gây bỏng niêm mạc miệng.
- Thiếu vitamin B12, vitamin C, chất sắt hay acid folic.
- Rối loạn hay suy giảm miễn dịch.
- Stress.
- Dùng thuốc gây khô miệng.

trẻ bị nhiệt miệng

Cần phân biệt với bệnh tay chân miệng: ở trẻ mắc bệnh này, trong miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước, cùng những nốt phát ban hay tổn thương dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Trẻ bị bệnh viêm loét miệng, cần tránh những thức ăn nóng, cay, mặn, chua có thể làm cho vết loét nặng thêm. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, tăng cường vitamin và khoáng chất, dùng bàn chải răng thật mềm, chải răng nhẹ nhàng.Bệnh thường khỏi dần trong vòng 1 - 2 tuần.

Để phòng tránh viêm loét miệng, cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Trẻ nhỏ chưa biết đánh răng xúc miệng, hàng ngày dùng gạc sạch, hay khăn mềm nhúng nước muối 0,9% lau miệng, luỡi,nướu. Sau khi trẻ bú, ăn cho trẻ uống nước để làm sạch miệng. Trẻ lớn tập cho trẻ biết xúc miệng, đánh răng bằng bàn chải mềm ngày 2 lần buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo, nước ngọt. Tăng cường thể lực, sức đề kháng bằng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất khoáng, vitamin. Nên cho bé ăn rau, quả chín để có nhiều vitamin, nhất là vitamin A, B, C, E…

Khi trẻ bị viêm loét miệng lâu không khỏi, nên đưa trẻ đi khám bệnh, tránh không nên dùng kháng sinh, hoặc bôi thuốc vào miệng trẻ khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Có thể chữa viêm loét miệng bằng bài thuốc đông y: Hoàng cầm 12g; Hồng liên 12g; Đại hoàng 10g. Sắc với 200 ml nước, lấy 50 ml, sau đó cho thêm 30 ml mật ong. Dùng bông hoặc gạc mềm bôi vào chỗ loét, ngày 3 lần.

Bác sỹ Celia

No comments:

Post a Comment